Chuyển đến nội dung chính

Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 144. Tượng vương Chaddanta thì cung kính y cà sa - mà bồ-tát Jotipàla lại nhiếc mắng "sa môn trọc đầu"?

144. Tượng vương Chaddanta thì cung kính y cà sa - mà bồ-tát Jotipàla lại nhiếc mắng "sa môn trọc đầu"?
Mi Tiên Vấn Ðáp - II. NỘI DUNG - 144. Tượng vương Chaddanta thì cung kính y cà sa - mà bồ-tát Jotipàla lại nhiếc mắng "sa môn trọc đầu"?

- Đại đức chắc nhớ chuyện voi chúa Chaddanta, là tiền thân của Đức Phật Thích Ca chứ?
- Đấy là chủ đề "cung kính y cà sa" mà đại vương sẽ nói chuyện hôm nay?
- Vâng.
- Vậy thì xin đại vương hoan hỷ kể chi tiết câu chuyện cho nghe, bần tăng chỉ nhớ đại lược.
- Cung kính chẳng bằng tuân mệnh, trẫm sẽ kể đây:
Bồ tát của chúng ta, một kiếp kia sinh làm Tượng vương, có tên là Chaddanta, ngài là voi chúa cai quản một đàn voi, thường gặp những sa môn mặc y cà sa đang hành thiền định hoặc lui tới trong khu rừng. Thấy màu vàng của y cà sa, tượng vương Chaddanta với trí nhớ tiền kiếp, biết đây là những bậc tu hành cao thượng nên hết sức cung kính. Tượng vương Chaddanta dạy bảo đàn voi, theo gương mình, quỳ xuống đảnh lễ.
Ngày qua tháng lại, có người thợ săn theo dấu đàn voi để săn ngà, thấy voi chúa và cả đàn voi cung kính lễ bái những vị sa môn mặc y cà sa vàng. Mưu kế nảy sinh, người thợ săn kiếm vải nhuộm vàng bằng nước chát, trùm lên người giả làm sa môn rồi tập ngồi thiền định dưới một cội cây to.
Hôm nọ, voi chúa và đàn voi đi qua, thấy vị "sa môn", đồng quỳ xuống đảnh lễ rất cung kính, cúi đầu, thụt lùi mấy bước mới tiếp tục lộ trình. Khi cả đàn voi đi khuất, chỉ còn con voi chậm chạp sau cùng; người thợ săn tay nhanh như điện, lấy ngọn giáo sắt, tẩm độc cực mạnh đâm chết con voi, thiêu hủy thịt, lấy ngà đem bán. Hành động ấy của gã thợ săn kéo dài chưa được bao lâu thì voi chúa đã khởi tâm nghi ngờ: "Dường như có sự thiếu vắng của một số con voi quen thuộc? Vậy thì một số voi đã mất, bị giết hại ở đâu và do đâu? Trên lộ trình kiếm tìm thức ăn, sự nguy hiểm có thể xảy ra tại nơi nào? Chỗ kiếm tìm thức ăn không có, những chỗ bước đi không có! Vậy thì phải bắt đầu từ chỗ quỳ xuống đảnh lễ các vị sa môn rồi bước đi! Sự nguy hiểm phải được quan sát từ đó!"
Sau khi suy nghĩ chu đáo, buổi sớm, tượng vương cho cả đàn voi đi trước, mình đi sau cùng. Trên đường đi, gặp sa môn y cà sa màu vàng, voi chúa và đàn voi đều quỳ xuống cung kính đảnh lễ như mọi hôm, nhưng không có gì xảy ra. Đến chỗ "sa môn" giả dạng, sau khi đảnh lễ, voi chúa cảnh giác đi sau cùng. Thấy voi chúa với sáu chiếc ngà vàng to lớn, thợ săn rất sung sướng nghĩ mình sắp giàu có đến nơi. Với động tác quen thuộc và rất chính xác, gã thợ săn nhích tay lao ngọn sắt tẩm độc ra. Lạ lùng làm sao, y đã nhanh mà chiếc vòi của voi chúa còn nhanh hơn. Khi mũi giáo vừa thò ra khỏi chiếc y màu vàng thì trọn vẹn thân thể và hai tay của tên thợ săn đã bị vòi voi quấn chặt rồi nhấc lên cao!
Giữa sát na ấy, khi voi chúa định quật nát thân thể gã thợ săn, màu vàng của chiếc y đã làm cho tâm của voi chúa chùn lại. Voi chúa nghĩ: "Y cà sa màu vàng là lá cờ chiến thắng, quý báu, cao thượng của chư vị A-la-hán, chư vị Chánh Đẳng Giác! Tuyệt đối ta không thể xâm phạm. Dẫu tên thợ săn này đã có tâm ác độc, đã giết hại đồng loại của ta, nhưng tội y làm thì y sẽ lãnh chịu. Một ngàn lần sanh mạng của ta dầu bị phanh thây, chặt đầu..., ta cũng không dám đụng chạm đến chiếc y cà sa màu vàng linh thiêng ấy."
Ý nghĩ đi liền theo hành động, voi chúa thay vì quật nát tên thợ săn, đã nhẹ nhàng đặt y xuống, thò vòi lấy ngọn giáo sắt bẻ vụn, quăng ra xa. Voi chúa nhìn tên thợ săn đang co rúm, da mặt tái xanh đầy sợ hãi, bằng cái nhìn nghiêm khắc, rống to một tiếng đầy uy vũ, vang động cả rừng già rồi bỏ đi!
Chuyện voi chúa cung kính y cà sa là vậy đó, tâu đại đức. Khi kể, trẫm có thêm bớt một tí cho nó liền lạc câu chuyện.
Nghe xong, đại đức Na-tiên nói với giọng cảm khái:
- Thật là một bài thơ đẹp và hùng tráng biết bao!
- Quả là vậy! Nghĩa cử ấy thật là tuyệt vời!
- Tâu, từ câu chuyện ấy, đại vương sẽ dẫn đến nội dung gì?
Đức vua Mi-lan-đà mỉm cười:
- Vâng! Cũng là bồ tát mà kiếp ấy voi chúa kính trọng y cà sa, kính trọng phẩm mạo xuất gia của các bậc sa môn; nhưng kiếp khác, khi làm thanh niên bà-la-môn, có tên là Jotipàla, lại nói lời thô bỉ xâm phạm đến Đức Phật Kassapa, như nguyền rủa Đức Phật Kassapa là "sa môn đầu trọc". Điều ấy chứng tỏ gì? Chứng tỏ hai khía cạnh và hai ý nghĩa khác nhau, chỗ thì tôn trọng, chỗ thì phỉ báng trong hai tiền thân của Đức Phật. Xin đại đức giải minh mối nghi cho!
Đại đức Na-tiên mỉm cười:
- Vâng, nhưng xin đại vương vui lòng cho bần tăng nghe câu chuyện "sa môn đầu trọc" ấy chứ? Ít ra cũng có hoàn cảnh, bối cảnh như thế nào? Nhân và quả của sự việc như thế nào chứ?
- Vâng, trẫm sẽ kể đây:
Thuở Đức Phật Kassapa tại thế, ngài có một Thánh đệ tử cư sĩ làm nghề thợ gốm. Ông ta có đức tin bất động với Tam Bảo, thường hay cúng dường đến Đức Phật Kassapa và Tăng chúng. Ông ta cũng thường hay dẫn dắt ngoại đạo đến nghe Pháp, quy y với Đức Phật. Trong số ấy có thanh niên Jotipàla, là một thanh niên có học thức, có trí nhưng cứng đầu. Không biết bao nhiêu lần, người thợ gốm tìm cách dẫn thanh niên Jotipàla đi nghe thuyết pháp, nhưng thanh niên ấy đều từ chối, nói rằng: "Đến sa môn trọc đầu xấu xa ấy mà làm gì, ta không đi."
Hôm kia, rủ bạn đi tắm sông, gần tịnh xá của Đức Phật Kassapa; người thợ gốm lựa thế nắm chỏm tóc của thanh niên Jotipàla, kéo và lôi bằng sức mạnh, buộc Jotipàla đến chỗ Đức Phật nghe pháp cho bằng được. Thanh niên Jotipàla, ban đầu, chưởi toáng lên, luôn miệng phỉ báng "sa môn đầu trọc" và người bạn thợ gốm; nhưng sau đó, y chợt tỉnh: "Bạn ta vốn là người từ tốn, ôn nhu, đức hạnh; chưa bao giờ bạn ta có lời nói hay hành động thất lễ với một đứa con nít, mà sao bây giờ lại tỏ thái độ như vậy đối với ta? Lại nữa, bạn ta biết rõ ta là dòng dõi bà-la-môn cao quý, thượng đẳng; còn bạn ta thuộc vào giai cấp thợ thuyền, hạ liệt? Chắc phải có lý do gì bức thiết, quan trọng, bạn ta mới nắm chỏm tóc ta, kéo và lôi bằng sức mạnh, vô lễ đối với ta như vậy."
Thưa đại đức! Đấy là câu chuyện, là lý do, là bối cảnh phát sanh từ lời phỉ báng. Như vậy chứng tỏ gì? Chứng tỏ những câu nói rải rác trong kinh điển: "Hễ vị bồ tát sinh trong kiếp nào cũng đều cung kính Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng"... là sai! Câu chuyện kia quả là một minh chứng hùng hồn vậy.
- Đại vương kết luận hơi sớm. Câu chuyện thanh niên Jotipàla dường như chưa chấm dứt mà.
- Vâng. Sau khi nghe pháp xong, trí tuệ phát sanh, thanh niên Jotipàla quay sang bạn, cất giọng ngạc nhiên: "Với những thời pháp cao siêu, vi diệu như thế này, tôi không hiểu tại sao, cho đến bây giờ bạn chưa xuất gia trong giáo pháp của Đức Đạo Sư!" Rồi sau đó thanh niên Jotipàla xuất gia, không bao lâu, đắc thiền và thắng trí, cuối đời, mãn thọ, hóa sanh vào phạm thiên giới.
Đại đức Na-tiên chợt nói:
- Như vậy, chứng tỏ gì? Chứng tỏ từ thâm sâu, thanh niên Jotipàla đã có sẵn căn cơ vững chắc, có đức tin, sự kính trọng Tam Bảo không chỉ ở bình diện cạn cợt của năm bảy kiếp sống. Còn sự phỉ báng ở đầu môi, như "sa môn đầu trọc, xấu xa đê tiện v.v..." thì còn phải xét ở thói quen, sự tạp nhiễm, truyền thống gia tộc, phương cách giáo dục...; nghĩa là trong bối cảnh toàn diện mà thanh niên Jotipàla đang sống, khi ấy may ra mới đủ thẩm quyền xác định tư cách trọn vẹn của một con người. Tâu đại vương! Đại vương đã có cái nhãn quan tổng thể ấy chưa?
Đức vua Mi-lan-đà cảm thán:
- Đại đức quả là thông tuệ, mở rộng tầm nhìn cho trẫm. Tuy nhiên, lập ngôn của đại đức quá cô đọng, hãy từ từ mở phơi vấn đề cho trẫm thấy, thì trẫm cảm ơn lắm vậy!
- Thật là hân hạnh khi được bậc chí tôn tán thán. Bần tăng xin mạo muội đưa ra vài câu hỏi, đại vương hiểu như thế nào thì xin đáp cho thế ấy.
- Thưa, vâng!
- Một gia đình bà-la-môn giàu có, sang trọng như gia đình thanh niên Jotipàla thời đó, sẽ nói về giòng giống của mình, sẽ dạy cho con cái của họ như thế nào?
- Thưa, sẽ nói rằng, họ là chủng tộc cao quý, thượng đẳng, sanh ra từ miệng đấng Phạm thiên; là người cầm muỗng trong các chiếu tiệc tùng, là con mắt sáng của thế gian; là tập cấp tôn quý đứng đầu xã hội, cho chí giai cấp quý tộc, vua chúa cũng phải cúi đầu, cung kính, lễ bái, cúng dường. Các tập cấp trong xã hội phải có bổn phận cung phụng tất cả mọi nhu cầu ăn ở cùng tiện nghi sinh hoạt. Họ là trí tuệ, là tri thức của loài người; chỉ có họ mới đủ tư cách thiêng liêng nói chuyện, trao đổi với thần linh v.v...
Với truyền thống như thế, với sự giáo dục như thế, thanh niên Jotipàla hít thở, ăn nói, đi đứng... mang sự hãnh diện và tự hào của một tập cấp cao quý lâu đời. Vậy thì từ cửa miệng của thanh niên Jotipàla, khinh chê tập cấp khác, hoặc phát ngôn câu "sa môn đầu trọc, xấu xa, đê tiện" là lời phát ngôn bình thường hay do ác khẩu, ác ngữ?
Đức vua Mi-lan-đà có vẻ suy nghĩ mới đáp:
- Nói rằng "ác khẩu, ác ngữ" thì hơi vội quy kết, võ đoán. Có lẽ là do thói quen, tự hào của tập cấp mình mà sinh ra thế!
- Vậy là đại vương đã tự trả lời. Cái tâm của Jotipàla có lẽ không do định kiến sâu dày, không do ác kiến, chỉ là sự phát ngôn bừa bãi ở bên ngoài mà thôi.
- Vâng!
- Nước của trái amata vốn ngọt, nhưng nếu trộn với nước rau má nhiều, nước ngọt kia sẽ trở nên đắng. Nước rau má đắng, nhưng nếu trộn nhiều nước amata ngọt, nước đắng kia sẽ trở thành ngọt. Thanh niên Jotipàla bản chất tốt, hạt giống Bồ đề lâu đời ở trong tâm, nhưng một mình sống giữa tập cấp bà-la-môn, sự lây nhiễm hoặc mất cả mùi vị cũng là điều dĩ nhiên vậy.
- Vâng!
- Nước nhiều, lửa phải thua nước. Lửa nhiều, nước phải thua lửa.
- Vâng!
- Người có tâm lành, nhưng thường hay thân cận, giao tiếp quá nhiều với bạn ác, thì tâm lành, tốt kia lần hồi sẽ bị biến chất. Người có tâm ác, nhưng bạn bè, gia đình, quyến thuộc đều là người hiền lương, thì không bao lâu, kẻ có tâm ác kia sẽ được cảm hóa.
- Thưa, vâng!
- Thanh niên Jotipàla dẫu tu tập nhiều đời, nhưng trí tuệ chưa già dặn, chàng lại còn non trẻ; nói năng đi đứng, hiểu biết... đều bị uốn nắn theo đức tin của ngoại giáo, tà kiến. Chúng ta có thể nào quy chụp thanh niên Jotipàla là ác khẩu, ác ngữ, sân tâm, ác tâm, nói lời thô bỉ, mạ lỵ với định kiến sâu dày được chăng?
- Thật không thể.
- Khi thanh niên Jotipàla còn một mình, nghe pháp, chàng tức khắc xuất gia, như vậy chứng tỏ gì? Chứng tỏ rằng trái amata ngọt đã trở lại nguyên trạng trái amata ngọt; chàng đã trở lại với căn cơ, tâm tuệ vốn có sẵn từ nhiều kiếp trước.
- Vâng!
- Đến đây ta có thể kết luận rằng: tự thâm sâu, chàng Jotipàla vẫn cung kính, tôn trọng Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, được không hở đại vương?
- Kết luận ấy không hời hợt, không vội vã, không nông cạn chút nào!
- Cảm ơn đại vương!
Đức vua Mi-lan-đà sảng khoái, cười ha hả.
* * *
Bài viết được chúng tôi trích từ cuốn sách "MI TIÊN VẤN ĐÁP"
do Hòa thượng Giới Nghiêm dịch sang tiếng Việt, Tỳ kheo Giới Đức hiệu đính



Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t...

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại...

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,...

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta ...

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.