Chuyển đến nội dung chính

Chuyện Kể Đạo Phật - Tranh Chấp

Tranh Chấp

Mỗi khi có sự tranh chấp, buồn phiền, chúng ta thường có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác. Sau đây là ba trường hợp:

1. Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng và người kia lỗi 100%.

2. Người bắt đầu học đạo, biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi 50%.

3. Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%.
Đạo Phật Nguyên Thủy - Chuyện Kể Đạo Phật - Tranh Chấp


1/ Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng 100%. Do vô minh và chấp ngã quá lớn, cho mình là người quan trọng nhất, nghĩ cái gì cũng phải, cũng đúng, nên xảy ra chuyện gì trái ý cái ngã (cái Ta) thì tức giận bắt lỗi người khác. Thí dụ một chuyện thật xảy ra ở Hoa Kỳ, có một bà già vào mua cà phê tại tiệm Starbucks, không biết vì lý do gì, bà uống ly cà phê bị phỏng miệng. Thế là bà nổi giận làm đơn kiện tiệm này đã bán cho bà ly cà phê quá nóng khiến bà bị phỏng miệng và đòi bồi thường hai triệu đô la. Bà ta không thấy lỗi mình là khi cầm ly cà phê lên, nếu thấy nóng thì phải biết thổi cho nó nguội rồi mới uống, đàng này có thể vì tham ăn, tham uống, thấy ly cà phê bốc mùi thơm phức, mờ mắt húp cái ực nên bị phỏng miệng. Trong khi đó biết bao nhiêu người khác uống đâu có bị phỏng? Không những không biết lỗi mình mà còn đi kiện người ta!

Một chuyện khác có thật cũng xảy ra tại Hoa Kỳ.

Một ông nọ đưa bộ đồ vét đến một tiệm giặt ủi. Khi lấy bộ đồ về thì nhận ra cái quần không phải của mình. Ông đem trả lại tiệm và khiếu nại. Khoảng một tuần sau, chủ tiệm đưa cho ông một quần khác, nhưng ông vẫn không công nhận là quần của ông.

Thế rồi ông làm đơn kiện tiệm giặt ủi. Chủ tiệm đề nghị bồi thường ông 12.000 đô la nhưng ông không chịu mà đòi 54 triệu. Đương nhiên là quan tòa đã bác đơn của ông ta.

2/ Người bắt đầu học đạo và biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi 50%. Ở đây nói 50% là nói tượng trưng, vì có thể là 40% và 60%, hoặc 30% và 70%, hoặc 20% và 80%, v.v... Khi xảy ra một sự tranh chấp, cãi nhau thì đương nhiên phải có một người bắt đầu. Thí dụ như ông A và bà B cãi nhau. Ông A là người bắt đầu, nhưng nếu bà B im lặng bỏ đi, không chửi lại thì ông A không thể đứng đó chửi mãi.

Nhưng nếu ông A nói một câu và bà B nói lại hai câu thì ông A sẽ tức lên nói ba câu hoặc năm, sáu câu liên tiếp. Và nếu bà B không biết ngừng thì cuộc cãi nhau sẽ leo thang. Nếu bà B biết ngừng thì cuộc khẩu chiến sẽ chấm dứt. Nhưng sau đó cả hai bên đều mang vết thương lòng và hận nhau. Về nhà, nếu bà B là người hiểu đạo thì sẽ nhận ra mình cũng có lỗi trong chuyện cãi nhau, và nếu nhận ra mình có lỗi 40% thì cơn giận của bà sẽ giảm xuống 40%. Nếu bà B nhận ra mình có lỗi 60% thì cơn giận của bà sẽ hạ xuống 60%.

3/ Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%. Trong một cuộc tranh chấp mà thấy mình lỗi 100% thì coi bộ lỗ quá. Nhưng nếu hiểu đạo, đạo ở đây là luật nhân quả và nhân duyên thì biết là không thể nào tự nhiên vô cớ mà người kia lại gây sự với mình. Có thể mình đã nói hoặc đã làm điều gì tổn thương người ta mà mình không nhớ. Và nếu xét cho kỹ mà vẫn không thấy mình làm gì sai quấy thì có thể đời trước, hay nhiều kiếp trước mình đã não hại người ta, nên bây giờ họ gặp lại mình thì gây sự, kiếm chuyện trả thù.

Thấy mình lỗi đã là quý, nhưng nếu biết xin lỗi thì càng quý hơn vì có thể giải tỏa ân oán và oan gia. 

Chỉ vì một con gà

Trong xóm nọ, có hai gia đình ở sát cạnh nhau. Gia đình anh Ba có một mảnh vườn nhỏ sau nhà chuyên trồng rau cải. Còn gia đình anh Năm có vườn rộng hơn nhưng không trồng trọt mà nuôi gà. Một hôm không biết làm sao mà một con gà của anh Năm lại nhảy qua được hàng rào vào vườn anh Ba mổ lung tung làm hư mấy bụi rau của chị Ba. Chị Ba tức tối chạy qua mắng vốn chị Năm nuôi gà làm sao mà để cho nó chạy qua nhà hàng xóm phá hoại. Nhưng chị Năm cũng không vừa, cãi lại ai biểu hàng rào nhà chị Ba làm không kỹ nên gà mới nhảy qua được. Hai chị lời qua tiếng lại, không ai nhận lỗi mình mà chỉ đổ lỗi cho người kia, nên thoáng chốc hai chị mắng chửi nhau thậm tệ.

Đến chiều, anh Ba đi làm về, chị Ba kể lể chuyện hồi sáng và muốn chồng mình phải đi qua hàng xóm mắng vốn và bắt đền mấy bụi rau. Anh Ba thương vợ nên đi qua nhà anh Năm mắng vốn. Trong khi đó bên kia, chị Năm cũng đang kể cho chồng nghe chuyện hồi sáng thì anh Ba sang tới nơi. Hai anh lời qua tiếng lại, anh nào cũng bênh vợ của mình. Đàn bà hay nói dai, còn đàn ông thì hay cộc nên chỉ vài câu là hai anh bắt đầu đấm đá nhau. Anh Năm bị đấm trúng mặt té nhào xuống đất. Lồm cồm bò dậy, liếc thấy con dao phay của vợ thường dùng cắt thịt gà để trên bàn, anh nhào tới nắm con dao và chém anh Ba tới tấp. Trong cơn sân ngút trời, anh Năm đã chém chết anh Ba.

Chỉ vì một con gà mà anh Ba mất mạng, anh Năm ngồi tù chung thân, chị Ba góa chồng, chị Năm cũng mất chồng, mấy đứa con của anh Ba trở thành mồ côi cha, mấy đứa con của anh Năm tuy còn cha nhưng cũng như không. Xưa nay hai chị không đi làm, chỉ biết ở nhà làm nghề nội trợ, nay người thì chồng chết, người thì chồng ở tù, nên chị Ba phải đi bán bún riêu, còn chị Năm thì đi bán hủ tiếu kiếm tiền nuôi con.

Qua câu chuyện trên, chắc bạn đọc sẽ đồng ý là chị Năm có lỗi, vì gà của chị chạy qua nhà hàng xóm quấy nhiễu. Nếu chị Năm biết nhận lỗi và xin lỗi thì đâu có thảm cảnh xảy ra. Tuy nhiên nếu chị Ba là người hiểu biết, có học thức, thì khi thấy chị Năm ăn nói ngược ngạo, xấc xược thì nên bỏ qua, không thèm tranh cãi, vì "tránh voi (điên) chẳng xấu mặt nào". Đàng này chị Ba ban đầu tuy không có lỗi, nhưng khi ăn thua đủ với chị Năm là bắt đầu có lỗi trong đó rồi.

Những kẻ phàm phu, vũ phu thường ra vẻ Ta đây ngon lành nên thích ăn thua đủ, dành phần phải về mình. Còn bậc đại trượng phu thì luôn khiêm cung, hạ mình, biết nhận lỗi và xin lỗi. Trường hợp mình không có lỗi mà vẫn nhận lỗi, xin lỗi thì chỉ có những bậc siêu nhân mới làm được.

Bài viết được Đạo Phật Nguyên Thủy trích từ cuốn sách
Dòng Đời Vô Tận của Hòa thượng Thích Trí Siêu

Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t...

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại...

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,...

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta ...

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.