CHƯƠNG III
THẾ NÀO LÀ TẠNG KINH?
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau. (Một ít bài Kinh được thuyết bởi vài đệ tử xuất sắc của Đức Phật, như Đại Đức Sāriputta, Mahā Moggallāna, Ānanda, v.v.. cũng như những bài tường thuật cũng được bao gồm trong những cuốn sách của Tạng Kinh.) Những bài thuyết pháp của Đức Phật biên soạn lại với nhau trong Tạng Kinh được thuyết giảng cho thích hợp với những tình huống khác nhau, cho những người có căn cơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dầu bài pháp hầu như có ý cho lợi ích của chư tỳ khưu, và liên quan đến việc thực hành đời sống trong sạch và với những lời giải thích về Giáo Pháp, cũng có nhiều bài pháp khác liên quan đến sự tiến bộ vật chất và tinh thần của cư sĩ.
Tạng Kinh đem lại ý nghĩa của Giáo Pháp của Đức Phật, diễn tả chúng một cách rõ ràng, che chở và hộ trì chúng chống lại sự xuyên tạc và hiểu lầm. Chỉ như sợi dây phục vụ như sợi chỉ đỏ hướng dẫn người thợ nề trong công việc của họ, chỉ như sợi dây bao quanh những đoá hoa cho hoa khỏi rơi hay khỏi tan tác, cũng như thế đối với phương pháp của Kinh, ý nghĩa những lời dạy của Đức Phật có thể làm sáng tỏ, nắm vững, hiểu đúng và cho sự bảo đảm hoàn hảo khỏi bị hiểu lầm.
Tạng Kinh được chia thành năm bộ sưu tập riêng biệt được biết như bộ (Nikāya). Đó là Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh và Tập Hợp Bộ Kinh (Tiểu Bộ Kinh).
(a) Sự Vâng Giữ và Những Pháp hành trong Giáo Pháp của Đức Phật.
Trong Tạng Kinh được tìm thấy không những chỉ những nền tảng của pháp mà còn những lời khuyên thực dụng để Pháp có ý nghĩa và có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày. Tất cả những điều vâng giữ và pháp hành tạo thành những bước thực tiễn trên con đường Bát Chánh Cao Thượng của Đức Phật.dẫn đến sự thanh lọc tâm ở ba mức độ:
Giới - Đạo đức trong sạch nhờ chánh hạnh,
Định - Tâm thanh lọc nhờ định (Samatha)
Tuệ - Tuệ trong sáng nhờ Thiền Tuệ (Vipassana)
Trước tiên, một người phải có quyết tâm đúng để quy y Phật, để hành theo giáo pháp của Ngài, và được chư tăng hướng dẫn. Những đệ tử đầu tiên tuyên bố trung thành với Đức Phật và tự nguyện theo giáo pháp của ngài là hai anh em thương buôn, Tapussa và Bhallika. Họ đang thương du với đồ đệ của họ trong năm trăm cổ xe khi họ thấy Đức Phật ở trong thánh địa của cây Bồ Đề sau khi ngài Giác Ngộ. Hai thương buôn nầy dâng ngài bánh mật. Nhận vật họ cúng dường và như vậy bỏ nhịn ăn mà ngài tự đặt ra suốt trong bảy tuần, Đức Phật nhận họ làm đệ bằng cách bảo họ đọc theo ngài:
"Con xin quy y Phật"
"Con xin quy y Pháp."
Lời đọc nầy trở thành công thức tuyên bố đức tin vào Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài. Sau nầy khi Tăng được thành lập, công thức nầy được thêm vào câu thứ ba:
" Con xin quy y Tăng."
(b) Trên con đường chánh để bố thí.
Như một bước thực tiễn, có khả sử dụng ngay và có hiệu quả bởi những người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, Đức Phật thuyết những bài pháp về bố thí, dâng cúng vật thực, giải thích những đức tính của nó và vật thực có được, được làm đúng chánh hạnh và thái độ đúng của tâm nhờ đó vật thực đem dâng cúng sẽ thăng hoa tâm hồn.
Lực thúc đẩy trong hành động bố thí là tác ý, ý muốn cho ra. Bố thí là hành động thiện chỉ phát sanh với tác ý. Không có ý cho ra thì không có hành động cho. Tác Ý trong dâng cúng vật thực có ba loại:
(i) Tác ý bắt đầu với tư tưởng 'Tôi sẽ dâng cúng' và tồn tại suốt trong thời kỳ sửa soạn lễ vật cúng dường -Pubba Cetanā, tác ý trước khi hành động.
(ii) Tác ý phát sanh và giây phút dâng cúng lúc trao nó đến người nhận.- Muñca Cetanā- tác ý trong lúc hành động
(iii) Tác ý câu hữu với hỷ và lại hoan hỷ phát sanh lúc hồi tưởng, gợi lại về hành động đã cúng dường hay bố thí - Apara Cetanā- tác ý sau khi hành động.
Dù vật cúng dường làm để dâng cúng đến Đức Phật còn tại thế hay đến một mẫu nhỏ xá lợi của ngài sau khi Niết Bàn, Chính tác ý, sức mạnh và sự trong sạch của nó, từ đó quyết định tính chất của kết quả .
Cũng được giải thích trong những bài Kinh, thái độ sai lầm của tâm với thái độ đó không có hành động bố thí nào được thực hiện.
Thí chủ nên tránh coi thường người khác không có thể có vật cúng dường tương tự; cũng không nên tự đắc khoe về vật thí của mình. Bị ô nhiễm bởi những tư tưởng không xứng đáng đó, tác ý của người đó chỉ có mức thấp.
Khi hành động thí bị thúc đẩy bởi sự mong chờ có hiệu quả lợi ích của sự phát đạt và hạnh ngay, hay sự tái sanh trong những kiếp sống cao hơn, tác ý đi cùng được xếp loại hai.
Chỉ khi thiện nghiệp bố thí được hoàn thành bằng tâm xả ly, được thúc đẩy bởi tư tưởng thuần vị tha, chỉ ước mong chứng đắc Niết Bàn nơi mọi khổ ải đều chấm dứt, tác ý đua đến hành động đó được xếp loại cao.
Những ví dụ có rất nhiều trong các bài Kinh liên quan đến bố thí và các cách dâng cúng vật thí.
(c) Đạo đức trong sạch nhờ chánh hạnh (sīla)
Vâng giữ giới hình thành phương diện cơ bản nhất của Đạo Phật. Nó gồm việc thực hành Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng để thanh tẩy những cấu uế trong hành động, lời nói và tư tưởng. Cùng với Tam Quy (như đã trình bày ở trên) phật tử tại gia vâng giữ Năm Giới (Ngũ Giới) bằng cách đọc lời tuyên thệ đây:
Con xin vâng giữ điều học là tránh xa sự sát sanh
Con xin vâng giữ điều học là tránh xa sự trộm cắp.
Con xin vâng giữ điều học là tránh xa sự tà dâm
Con xin vâng giữ điều học là tránh xa sự nói dối.
Con xin vâng giũ điều học là tránh xa sự uống rượu và các chất say.
Thêm vào phương diện phủ định của công thức trên là việc nhấn mạnh sự kiêng giữ, cũng có phương diện tích cực của giới. Ví dụ, chúng ta tìm thấy trong nhiều bài kinh
Câu nầy: ' Vị ấy ngăn giữ không sát sanh, dẹp dùi cui và gươm qua một bên, đầy lòng từ và bi vị ấy sống vì lợi ích và hạnh phúc của tất cả chúng sanh. Mỗi giới đề ra trong công thức nầy đều có hai phương diện.
Nhờ vào cá nhân và giai đoạn tiến bộ của một người, những thứ khác của giới, đó là Tám Giới, Mười Giới v.v...có thể được vâng giữ. Đối với chư tỳ khưu trong Giáo Hội, nhiều giới luật cao và tiến bộ hơn được đặt ra. Năm Giới luôn luôn được đệ tử cư sĩ thọ trì họ thỉnh thoảng nâng cao giới luật của chính mình bằng thọ trì Tám Giới và Mười Giới. Đối với những ai đã bắt đầu sống đời thánh đạo, Mười Giới là những thiết bị ban đầu thiết yếu cho sự tiến bộ hơn.
Giới trong sạch hoàn hảo như nền tảng cơ bản cho giai đoạn tiến bộ tiếp theo, đó là, Định - thanh lọc tâm bằng thiền định.
(d) Những Phương Pháp thực tiễn để rèn luyện tâm nhằm phát triển định, Samādhi
Việc rèn luyện tâm nhằm thăng hoa tinh thần gồm hai bước. Bước thứ nhất là thanh lọc tâm khỏi mọi phiền não và lậu hoặc và để tâm có thể tập trung vào một điểm. Nỗ lực kiên định (Chánh tinh tấn) phải được thực hiện để thu hẹp lại những tư tưởng trong tâm dao động, chập chờn. Sau đó chú tâm (Chánh Niệm hay chú tâm đúng) phải được đặt trên đề mục thiền đã chọn mãi cho đến khi đạt nhất tâm (Chánh Định). Trong tình trạng như thế, tâm thoát khỏi năm triền cái, trong sáng, thanh tịnh, có lực và sáng suốt Chính lúc đó nó sẵn sàng tiến lên bước thứ hai nhờ đó Tuệ Đạo và Quả có thể đạt để vượt qua tình trạng khổ sầu.
Tạng Kinh thuật nhiều phương pháp thiền đưa đến nhất tâm. Trong nhiều bài Kinh của Tạng nầy phân ra nhiều phương pháp thiền, được Đức Phật giải thích khi thì riêng lẻ khi thì chung cho phù hợp với tình huống và mục đích qua đó chúng được giới thiệu. Đức Phật biết sự khác biệt tính cách và bản chất tâm của mỗi cá nhân, những căn cơ và thiên hướng khác nhau của những ai đến với ngài để được hướng dẫn. Theo đó ngài giới thiệu những phương pháp khác nhau cho những người nhau để thích hợp với tính cách và nhu đặc biệt của mỗi cá nhân.
Pháp hành để luyện tâm đưa đến kết quả cuối cùng trong Nhất Tâm được là Thiền Định (Samādhi Bhavanā). Những ai thích phát triển thiền định ắt phải nghiêm trì giới luật, thu thúc lục căn, an tịnh, tự chủ, và ắt phải bằng lòng. Sau khi hội đủ bốn điều kiện nầy vị ấy chọn một nơi có thể thích hợp cho việc hành thiền, một nơi thanh vắng. Rồi vị ấy ngồi kiết già, giữ thân thẳng và tâm tỉnh giác; vị ấy nên bắt đầu thanh lọc tâm khỏi năm triền cái, đó là, tham dục, sân hận, dã dượi buồn ngủ, bất an và lo lắng, và nghi hoặc, nhờ chọn phương pháp thiền thích hợp với vị ấy và hành vơi nhiệt tâm tinh cần. Ví dụ, với phương pháp niệm thở, vị ấy cứ quán sát hơi thở ra và vào mãi cho đến khi tâm vị ấy khắn khít với hơi thở ở đầu chóp mũi một cách an toàn.
Khi vị ấy nhận ra rằng năm triền cái đã bị trừ diệt, vị ấy trở nên vui lòng, thoả thích, an tịnh và hạnh phúc. Đây là giai đoạn bắt đầu định, sẽ phát triển hơn cho đến khi đạt Nhất Tâm.
Như vậy Nhất Tâm là tâm tập trung khi nó ý thức về một đề mục, và chỉ một của bản chất có lợi ích và thiện. Điều nầy đạt được nhờ hành thiền trên một trong những đề mục được Đức Phật giới thiệu nhằm mục đích đó.
(e) Những phương pháp luyện tâm thực tiễn để phát triển Tuệ Minh Sát (paññā)
Đề mục và những phương pháp thiền được dạy trong những bài Kinh của Tạng nầy được đề ra nhằm đắc Định cũng như phát triển Tuệ Minh Sát (Vipassanā ñāṇa), như con đường thẳng đến Niết Bàn.
Là bước thứ nhì trong việc phát triển thiền, sau khi đắc định, khi tâm tập trung trở nên trong sáng, vững mạnh và điềm tĩnh, thiền sinh hướng tâm trực tiếp đến thiền Minh Sát. Với Tuệ Minh Sát nầy vị ấy phân tích ba đặc tường của thế giới hiện tượng, đó là Vô Thường (Anicca), Khổ (Dukkha) và Vô Ngã (Anatta).
Khi vị ấy tiến lên trong pháp hành nầy, tâm vị ấy ngày càng trở nên thanh tịnh vững chắc và điềm tĩnh hơn, vị ấy hướng tâm trực tiếp đến Tuệ Đoạn Tận Các Lậu Hoặc (Āsavakkhaya Ñāna). Lúc đó vị ấythực sự hiểu khổ, nhân sanh khổ, khổ diệt và con đường dẫn đến diệt khổ. Vị ấy cũng hoàn toàn hiểu các lậu hoặc như chúng thực sự là, nhân sanh lậu hoặc, diệt lậu hoặc và con đường dẫn đến diệt tận lậu hoặc.
Với tuệ đoạn tận lậu hoặc nầy, vị ấy trở nên giải thoát. Tuệ giải thoát phát sanh trong vị ấy. Vị ấy biết không còn tái sanh nữa, đã sống đời phạm hạnh, vị ấy đã hoàn thành những việc cần làm cho sự giác ngộ Đạo, không có gì hơn cho vị ấy làm đối với sự giác ngộ như thế.
Đức Phật chỉ dạy một việc duy nhất - Diệt Khổ và giải thoát khỏi đời sống hữu vi. Đề mục nhằm đạt được bằng thực hành thiền (Định hay Tuệ) như đã đề ra trong nhiều bài kinh trong Tạng Kinh.
-ooOoo-
Trích nguồn: budsas.org
Nhận xét
Đăng nhận xét