Chuyển đến nội dung chính

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 74: Tiếng rú của con voi chúa

Các đại đức Sariputta và Moggallana đã trở về Trúc Lâm sau hơn một tháng cư trú tại Gayasisa với đại đức Devadatta và giáo đoàn mới. Tất cả các vị khất sĩ khác trong tu viện đều mừng rỡ khi thấy hai vị trở về. Họ hỏi thăm hai vị rối rít về tình hình ở Gayasisa. Hai vị chỉ mỉm cười mà không trả lời.
Đạo Phật Nguyên Thủy - Đường Xưa Mây Trắng - Chương 74: Tiếng rú của con voi chúa
Mấy hôm sau, các vị khất sĩ trong giáo đoàn của đại đức Devadatta theo gót hai đại đức Sariputta và Moggallana trở về Trúc Lâm rất đông. Đã có tới trên ba trăm vị bỏ trung tâm Gayasisa để trở về với Bụt. Các vị khất sĩ thường trú tại tu viện vui mừng khôn xiết. Họ tổ chức đón tiếp các vị từ Gayasisa về một cách nồng hậu. Bốn hôm sau, đại đức Sariputta kiểm điểm lại số lượng các vị khất sĩ đã từ Gayasisa trở về với Bụt. Đại đức đếm được ba trăm tám mươi lăm người. Cùng với Moggallana, đại đức Sariputta hướng dẫn ngót bốn trăm vị khất sĩ này lên núi Linh Thứu.

Đứng trên sân tịnh xá, Bụt đã trông thấy đoàn khất sĩ do hai vị đệ tử lớn của Bụt hướng dẫn đang leo dần các bậc đá để lên núi. Khi đoàn nầy leo tới nơi, đại chúng thường trú trên núi Linh Thứu vui mừng khôn xiết. Họ xúm lại để hỏi thăm. Trong khi đó hai đại đức Sariputta tiến về phía tịnh thất của Bụt. Hai vị đảnh lễ Bụt và được Bụt mời ngồi. Đại đức Sariputta mỉm cười:

- Lạy Bụt, chúng con đã đem về được cho giáo đoàn gần bốn trăm vị khất sĩ đi lạc.

Bụt hỏi:

- Các thầy giỏi lắm. Các thầy đã làm thế nào để mở mắt cho họ? 

Đại đức Moggallana nói:

- Bạch Thế Tôn, khi chúng con đến thì sư huynh Devadatta đã thọ trai xong và đang sửa soạn thuyết pháp. Devadatta bắt chước làm hệt như Thế Tôn. Thấy chúng con đến, Devadatta tỏ ý mừng rỡ. Devadatta gọi sư huynh con tới và mời sư huynh con ngồi chung trên pháp tọa. Sư huynh con từ chối, và chỉ ngồi xuống một bên, con ngồi phía bên kia. Devadatta nói với các vị khất sĩ:

- Hôm nay, có các đại đức Sariputta và Moggallana đến với chúng ta. Đây là một tin vui rất lớn. Đại đức Sariputta đã từng là một người bạn rất thân của ta. Nhân có mặt đại đức ở đây, xin mời đại đức phụ trách nói buổi pháp thoại hôm nay.

Nói xong, Devadatta hướng về phía sư huynh con và chắp tay mời. Sư huynh con nhận lời, và bắt đầu thuyết pháp. Sư huynh nói về bốn sự thật mầu nhiệm. Sư huynh thuyết pháp thật hay, khiến mọi người đều nghe một cách chăm chú. Con để ý thì thấy Devadatta lim dim ngủ, có lẽ vì lo nhiều việc cho nên Devadatta mỏi mệt. Nửa phần sau của pháp thoại, anh ta ngủ khì.

- Chúng con ở lại Gayasisa hơn một tháng và tham dự vào tất cả những hoạt động của giáo đoàn bên đó. Cứ ba hôm một lần sư huynh con lại thuyết pháp và giảng dạy cho các vị khất sĩ. Sư huynh con dạy dỗ họ một cách tận tình. Có lần con thấy Kokalita, người phụ tá số một của Devadatta, thì thào to nhỏ với Devadatta, dường như có ý khuyên Devadatta đừng tin ở chúng con, nhưng hình như Devadatta không đồng ý ấy. Devadatta rất thích khi thấy có người phụ trách dạy dỗ các vị khất sĩ thay cho mình, nhất là khi người ấy là một người xuất sắc như sư huynh con.

Một hôm, sau buổi thuyết pháp nói về Tứ Niệm Xứ, sư huynh con nói với đại chúng như sau:

- Các huynh đệ, chiều hôm nay tôi và sư đệ tôi sẽ từ giã các huynh đệ. Chúng tôi sẽ về với Bụt và với giáo đoàn khất sĩ do đức Thế Tôn lãnh đạo. Thưa các huynh đệ, chúng ta chỉ có một bậc chánh biến tri giác trên đời mà thôi, người ấy là sa môn Gotama, Bụt là người sáng lập ra giáo đoàn khất sĩ, là nguồn gốc của tất cả chúng ta. Tôi tin rằng nếu các huynh đệ trở về, các huynh đệ sẽ được đức Thế Tôn mở rộng tầm tay mà đón vào lòng người như cũ. Thưa các huynh đệ, không có điều gì làm đau nhức bằng việc giáo đoàn bị chia rẽ. Một đời tôi, tôi chỉ thấy Bụt là bậc đạo sư chính đáng cho tất cả chúng ta. Hai anh em tôi xin chào các huynh đệ. Nếu các huynh đệ muốn trở về với Bụt, thì các huynh đệ tìm về tu viện Trúc Lâm. Chúng tôi sẽ chờ quý vị ở đấy, và sẽ đưa quý vị lên núi Linh Thứu để gặp Bụt.

Thế Tôn, hôm ấy Devadatta có công việc phải về kinh đô. Kokalita đứng dậy phản đối, nhưng chúng con làm lơ đi như không nghe gì. Chúng con im lặng ôm y bát rời núi Tượng Đầu và đi về tu viện Venuvana. Chúng con ở đó được năm hôm thì có tất cả ba trăm tám mươi lăm vị từ Gayasisa tìm về. Đại đức Sariputta bạch:

- Thế Tôn, ba trăm tám mươi lăm vị nầy có cần phải làm lễ xuất gia thọ đại giới lại hay không? Nếu cần, con sẽ làm lễ cho họ trước khi đưa họ lên làm lễ Thế Tôn.

Bụt nói:

- Thôi, Sariputta, đừng bắt họ làm lễ xuất gia và thọ đại giới trở lại. Cho họ làm lễ phát lộ sám hối trước đại chúng là đủ.

Hai đại đức cúi đầu làm lễ Bụt rồi rút lui. Trong những ngày kế tiếp, có thêm ba mươi lăm vị khất sĩ nữa từ Gayasisa trở về với Bụt. Đại đức Sariputta cũng cho họ làm lễ phát lộ sám hối rồi cho họ lên trình diện Bụt. Số các vị khất sĩ trở về với giáo đoàn đã lên tới bốn trăm mười vị. Đại đức Ananda có đến nói chuyện với ba mươi lăm vị khất sĩ vừa mới từ Gayasisa trở về. Đại đức hỏi về tình hình bên đó. Các thầy cho biết là khi từ Rajagaha trở về, thấy bốn trăm đồ chúng đã bỏ đi về với Bụt, đại đức Devadatta giận tím mặt. Đại đức không nói gì hết trong nhiều ngày liên tiếp. Ananda hỏi:

- Các sư huynh Sariputta và Moggallana đã nói gì với các huynh đệ mà các huynh đệ bỏ Devadatta về với Bụt đông như thế?

Một thầy đáp:

- Các sư huynh có nói gì đâu. Các sư huynh không hề động tới đại đức Devadatta, không hề thốt ra một lời nào để nói xấu giáo đoàn bên ấy. Các sư huynh chỉ thuyết pháp và dạy dỗ anh em chúng tôi hết lòng mà thôi. Phần lớn anh em chỉ mới có hai, ba hoặc năm tuổi tu là cùng, thành ra anh em còn non yếu lắm. Nghe sư huynh Sariputta thuyết pháp, được sư huynh Moggallana dạy dỗ, anh em mới thấy rằng giáo pháp của Bụt cao siêu mầu nhiệm vô cùng. Đệ tử của Bụt như hai sư huynh mà đạo đức còn cao viễn và học thức còn thâm uyên như thế huống gì là Bụt. Đại đức Devadatta nói thì hay lắm nhưng làm thì không được bằng hai sư huynh đâu. Vì vậy khi hai sư huynh đi rồi, anh em bàn luận với nhau và quyết định trở về với Bụt.

- Thế còn đại đức Kokalika?

- Đại đức Kokalika thấy anh em bỏ đi lấy làm tức giận lắm. Đại đức lên tiếng nguyền rủa hai sư huynh thậm tệ. Nhưng điều này chỉ làm cho anh em chán đại đức thêm và ý định quay về với Bụt lại mạnh mẽ hơn lên.

Một buổi chiều trong khi Bụt đang đứng trên sườn núi ngắm cảnh trời chiều, thì bỗng có tiếng một vị khất sĩ la hoảng lên:

- Thế Tôn, coi chừng! Có đá lăn xuống phía sau lưng!

Bụt ngoảnh lui nhìn. Một tảng đá lớn bằng một chiếc xe bò đang từ trên đỉnh núi lăn xuống hướng về phía người. Tảng đá lăn xuống với một tốc độ kinh khiếp. Bụt bước mấy bước tránh sang phía bên. Chỗ người đứng toàn là những mô đá nên sự di chuyển rất khó khăn, nếu không có đủ thì giờ. May quá, tảng đá lăn xuống gần tới chỗ Bụt đứng thì bị hai tảng đá nhỏ chụm nhau chận lại, nhưng sự va chạm giữa ba tấm đá làm văng ra một mảnh đá nhọn. Mảnh đá nhọn bay trúng vào chân trái của Bụt và làm Bụt bị thương nơi ngón chân. Máu chảy thấm ướt chéo áo ca sa của người. Nhìn lên, Bụt thấy bóng một người đang tìm cách chạy trốn.

Vết thương nơi bắp chân làm Bụt đau lắm, người lấy áo sanghati xếp lại làm tư, trải xuống đất, nằm nghiêng về bên mặt theo tư thế sư tử tọa, chân bị thương đặt lên chân không bị thương, và theo dõi hơi thở để làm dịu xuống sự đau đớn. Nhiều vị khất sĩ chạy đến bên Bụt. Một người nói:

- Đây chắc là Devadatta chớ không còn ai khác nữa!

Một người khác:

- Các huynh đệ phải chia nhau ra giữ bốn phía núi để bảo vệ cho Thế Tôn, mau đi.

- Các thầy đừng la ó, đừng làm ồn ào. Không việc gì phải la ó, và làm ồn ào. Như lai không cần người canh giữ, Như lai không cần người bảo vệ. Tất cả các vị hãy trở về liêu xá của mình đi. Ananda, thầy hãy nhờ chú sa di Cunda đi mời y sĩ Jivaka.

Mọi người làm theo lời Bụt dạy. Chỉ trong vài hôm, tin Bụt bị mưu sát hai lần được truyền đi khắp thủ đô. Quần chúng ngẩn ngơ và kinh hoàng. Quần chúng đang xôn xao thì đùng một cái có tin thượng hoàng Bimbisara băng hà. Không biết vì kẻ hở nào mà dân chúng khắp nơi biết được rằng thượng hoàng đã băng trong ngục thất. Một niềm xót thương dâng lên trong lòng người. Ai nấy đều nhìn về núi Linh Thứu như là biểu tượng của một sự đối kháng đạo đức. Càng thương xót thượng hoàng bao nhiêu thì thiên hạ càng mến phục Bụt bấy nhiêu. Bụt tuy không nói gì, nhưng người đã nói thay được tiếng nói của lòng người.
Đạo Phật Nguyên Thủy - Devadatta mưu sát Bụt
Thượng hoàng Bimbisara thọ sáu mươi bảy tuổi, thượng hoàng nhỏ hơn Bụt năm tuổi. Năm quy y làm đệ tử Bụt, thượng hoàng mới có ba mươi mốt. Lên ngôi từ năm mười lăm tuổi, thượng hoàng đã trị vị trong năm mươi hai năm. Chính thượng hoàng đã xây dựng lại kinh đô Vương Xá mới, sau khi kinh đô cũ bị hỏa hạn tàn phá. Trong năm mươi hai năm, đất nước Magadha luôn luôn được hòa bình, chỉ trừ có một lần lâm chiến với vương quốc Anga. Trong cuộc chiến tranh đó quốc vương Brahmadatta của xứ Anga đã thua trận, và xứ Anga đã trở nên nội thuộc vương quốc Magadha. Khi quốc vương Taxila Pukkusati lên cầm quyền ở Anga, quốc vương Bimbisara đã thiết lập liên lạc thân hữu với vua này và đã đưa vua nầy đến với đạo Bụt.

Để có hòa bình lâu dài với các nước, quốc vương Bimbisara đã thiết lập liên hệ thân tộc với các hoàng gia. Vua cưới công chúa Kosaladevi em ruột của quốc vương Pasenadi và lập làm chánh hậu, hiệu Videhi. Vua cũng có thứ hậu từ các hoàng tộc Madra và Licchavi. Chị ruột của vua cũng đã được gã cho quốc vương Kosala làm thứ hậu. Vua Bimbisara từng tỏ lòng thương kính Bụt bằng cách xây một chiếc tháp đựng tóc và móng tay của người ngay trong vườn Ngự Uyển. Vua thường nhắc các công nhân đốt hương trầm và thắp đèn nến quanh tháp để cúng dường và để tỏ lòng biết ơn giáo hóa của Bụt. Vua lại giao cho cung nhân Srimatri trách vụ chăm sóc, quét dọn tháp và vun bón hoa cỏ quanh tháp.

Một hôm nọ, trong khi Bụt và một số các thầy đi khất thực trên con đường quen thuộc dẫn về thủ đô, đại đức Ananda nhác thấy bóng một con voi lớn từ chuồng voi hoàng gia xổng ra và đang chạy về phía mình. Đại đức hoảng kinh. Con voi nầy ai cũng đã nghe tiếng. Đó là con voi dữ nhất trong vương quốc. Nó tên là Nalagiri. Tại sao người ta lại để cho Nalagiri xổng chuồng ra như thế. Vừa lúc đó những người đi đường cũng đã nhận ra sự nguy hiểm. Họ hô hoán lên và cùng nhau chạy núp ở hai bên vệ đường. Dân chúng hai bên đường phố đều đã trông thấy con voi Nalagira. Con voi đưa vòi lên cao, đuôi và hai tai thẳng đứng dậy, nó nhắm phía Bụt và các vị khất sĩ mà chạy tới.

Thấy tình trạng nguy hiểm quá, Ananda vội nắm tay Bụt và đẩy người về phía vệ đường, nhưng Bụt không theo Ananda, người đứng yên tại chỗ, một số các vị khất sĩ núp sau lưng Bụt, một số khác chạy tứ tán tìm chỗ núp hai bên vệ đường. Dân chúng hai bên đường phố la hoảng lên. Mọi người nín thở, Ananda vừa bước lên định đứng chận trước mặt Bụt thì bỗng nghe Bụt hú lên một tiếng lớn và dài. Tiếng rú vọng lên, nghiêm trang và oai vệ. Đây là tiếng hú của con voi chúa trong rừng Rakkhita ở Parileyyaka. Bụt đã an cư một mình trong rừng này, và trong thời gian ấy người đã học được tiếng hú của con voi chúa thường đem bầy voi con tới uống nước bên bờ suối.

Voi Nalagiri đã xông tới chỉ còn cách Bụt chừng mươi bước. Nghe tiếng hú vang dội, nó tự nhiên khựng lại. Lập tức nó khuỵu hai chân trước xuống, rồi khuỵu luôn hai chân sau, vòi nó hạ thấp xuống sát đất. Hai tai nó cụp xuống, đuôi nó cũng vậy. Bụt tiến tới, người đưa tay phải sờ lên đầu voi với tất cả thương mến. Người ra hiệu cho voi đứng dậy rồi người nắm lấy vòi của voi, dẫn nó đi trở về nơi xuất phát của nó. Con voi ngoan ngoãn đi theo người.

Tiếng hoan hô của dân chúng hai bên đường nổi lên vang dậy. Thầy Ananda mỉm cười. Thầy nhớ lại Bụt hồi còn trẻ tuổi, không một môn thể thao mà Siddhatta không giỏi, từ bắn cung, cử tạ, đánh kiếm cho đến đua ngựa, cỡi voi. Bụt đã đối xử với voi Nalagira như đối xử với một con người hay một con vật đã từng quen thuộc lắm với người. Đoàn khất sĩ và hàng trăm dân chúng đi theo Bụt và con voi. Khi vào tới chuồng voi, người nhìn vị quản voi với đôi mắt nghiêm nghị. Rồi với giọng từ bi, người bảo:

- Ai ra lệnh thả voi này ra, Như lai không cần biết, nhưng quý vị nên biết rằng thả voi Nalagira ra giữa đường phố là một điều hết sức nguy hiểm. Voi này một khi được thả ra có thể làm cho hàng chục hay hàng trăm người mất mạng. Từ nay về sau quý vị không được làm như vậy nữa.

Vị quản tượng và viên giám đốc chuồng voi lạy xuống để chịu tội. Bụt đỡ họ lên, và cùng các vị khất sĩ rời khỏi chuồng voi. Người tiếp tục cuộc khất thực đang bị bỏ dỡ nửa chừng. Đã đến ngày làm lễ trà tỳ thượng hoàng, Bụt tự thân hành tới dự lễ, và bảo tất cả các vị khất sĩ trong giáo đoàn cùng đi. Lễ trà tỳ được tổ chức rất long trọng. Quần chúng tiếc thương vị vua đạo đức của họ đã đến tham dự rất đông đảo vòng trong vòng ngoài chật ních. Riêng các vị khất sĩ trong xứ có mặt hôm đó cũng đã trên bốn ngàn người.

Trên đường dự lễ về, Bụt ghé lại vườn Xoài của y sĩ Jivaka nghỉ một đêm trước khi lên núi. Y sĩ cho Bụt biết là cả tháng nay thái hậu Videhi bị cấm không được vào thăm thượng hoàng. Thượng hoàng đã lìa đời trong nhà giam, bên cạnh không có một người thân thích. Người đã xoay đầu về núi Linh Thứu để thở hơi thở cuối cùng. 

Một hôm y sĩ Jivaka lên núi Thứu và tiến dẫn lên Bụt một người của hoàng gia muốn được đi xuất gia. Đó là hoàng đệ Abhayarajakumara con của vua Bimbisara và của thứ hậu Padumavati, thái tử Abhayaraja bạch với Bụt là sau cái chết của thượng hoàng Bimbisara, thái tử không còn tha thiết gì nữa đến nếp sống phù hoa danh lợi. Đã từng được nghe Bụt thuyết pháp nhiều lần, thái tử rất hâm mộ đạo lý giải thoát và ước mong được sống nếp sống thảnh thơi va vô ưu của người khất sĩ. Bụt chấp nhận lời thỉnh cầu của Abbhayaraja và cho thái tử được xuất gia.

Bài viết được Đạo Phật Nguyên Thủy (Đạo Bụt Nguyên Thủy) trích từ 
cuốn sách Đường Xưa Mây Trắng của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh










Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t...

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại...

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,...

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta ...

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.