Chuyển đến nội dung chính

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 07: Giải thưởng voi trắng

Năm Siddhatta lên mười bốn thì hoàng hậu Gotami sinh em Nanda. Cả hoàng cung mở hội để ăn mừng. Siddhatta rất hãnh diện khi có một đứa em. Mỗi ngày sau buổi học, Siddhatta thường chạy về thăm em, Siddhatta đã lớn rồi nên được phép thỉnh thoảng ẳm em đi chơi. Devadatta cũng hay đến chơi. Siddhatta cũng có những người em họ khác: Mahanama, Baddhiya và Kimbila. Mỗi khi các em tới, Siddhatta thường rủ họ ra chơi ở vườn hoa phía sau cung điện.
Đạo Phật Nguyên Thủy - Đường Xưa Mây Trắng - Chương 07: Giải thưởng voi trắng
Bà Gotami cũng hay theo bọn trẻ ra vườn hoa. Bà ưa ngồi may áo cho Nanda trên một chiếc ghế gỗ đặt bên cạnh hồ sen và nhìn bọn trẻ nô đùa. Bên bà luôn luôn có một người thị nữ túc trực. Bà chỉ hay sai phái người thị nữ này khi cần đi lấy nước nôi và bánh trái cho bọn trẻ.

Càng lớn lên, Siddhatta càng học giỏi. Devadatta đã nhiều lần tỏ vẻ ganh tỵ với Siddhatta. Môn học nào Siddhatta cũng xuất sắc, kể cả võ nghệ. Devadatta khỏe hơn Siddhatta, nhưng về phương diện lanh lẹ thì lại không bằng Siddhatta.

Về toán học, cả lớp đều nhường Siddhatta. Giáo sư dạy toán là Arjuna có khi phải mất thật nhiều thì giờ với những câu hỏi của Siddhatta. Về âm nhạc, Siddhatta rất ưa thổi sáo. Siddhatta có một ống sáo thật quý do chính giáo sư âm nhạc của mình tặng cho. Có những buổi chiều hè, Siddhatta ra ngoài công viên một mình để thổi sáo. Tiếng sáo của Siddhatta có khi dìu dặt, có khi cao vút khiến người nghe có cảm tưởng như đã thoát lên được trên mấy từng mây. Nhiều hôm trong bóng đêm đang xuống, bà Gotami cũng ra ngoài vườn ngự ngồi nghe tiếng sáo của con. Bà cảm thấy khỏe khoắn khi ngồi thả lòng bay theo tiếng sáo của Siddhatta.

Cùng với tuổi, Siddhatta càng ngày càng lưu tâm đến đạo và triết học, Siddhatta được học các kinh Vệ Đà và được nghiền ngẫm về những đạo lý hàm chứa nơi các bài tụng trong các kinh ấy. Hai kinh Rigveda và Atharvaveda là hai kinh được học hỏi nhiều nhất. Từ thuở ấu thơ, Siddhatta đã được thấy các thầy Bà la môn hành lễ và đọc kinh.

Bây giờ Siddhatta đích thực đi vào trong nội dung của các kinh. Địa vị của Lời Nói trong đạo Bà-la-môn rất quan trọng.

Lời kinh đi theo với nghi lễ là một sức mạnh lớn có thể ảnh hưởng tới và làm thay đổi được tình trạng của thế giới và của con người. Vị trí của tính tượng và sự vận chuyển của bốn mùa có liên hệ mật thiết tới sự cúng tế và tới lời kinh cầu đảo. Các thầy Bà la môn là những người duy nhất có thể hiểu thấu được những lẽ huyền bí trong Phạm Thư và trong trời đất, và có thể dùng lời kinh và nghi lễ để chỉnh lý lại được trật tự trong tự nhiên giới và nhân sự giới.

Siddhatta được học rằng vũ trụ là một cái Ta lớn gọi là Purusa, có khi gọi là Phạm Thiên, và các giai cấp của con người trong xã hội đều được phát xuất từ những phần khác nhau của thân thể vũ trụ ấy. Mỗi con người đều mang theo một cái ta cùng phát xuất từ cái Ta siêu việt ấy và cùng một tính chất với cái ta siêu việt ấy. Cái ta này là bản chất thường tại trong mỗi con người.

Siddhatta lại còn được học thật kỹ về các Phạm Thư Brahmana và các Áo Nghĩa Thư. Các giáo sư bao giờ cũng muốn giảng giải các thánh thư theo truyền thống, nhưng Siddhatta và các bạn luôn luôn muốn đặt những câu hỏi buộc họ phải nhắc tới những tư tưởng đương thời được xem như không trung thành mấy với truyền thống.

Trong những ngày nghỉ học, Siddhatta thường rủ các bạn đi thăm các vị sa-môn và các vị Bà-la-môn nổi danh ở kinh đô để học hỏi. Nhờ xúc tiếp nhiều như thế nên Siddhatta sớm tin ra rằng hiện đang có những cuộc vận động tư tưởng chống lại uy quyền thống trị của truyền thống Bà la môn. Cuộc vận động này không những có mặt trong giai cấp Sát đế lợi đang muốn vươn lên để nắm được cả quyền uy tinh thần lâu nay đang nằm trong tay của giai cấp Bà la môn, mà cũng có mặt ngay trong giới những người Bà la môn nữa.

Ngày xưa, từ khi được ăn cơm trên cỏ lần đầu với bọn trẻ dân dã, Siddhatta thường xin phép được đi chơi, và nhân dịp đi thăm các thôn xóm ngoài thành. Trong những chuyến đi như thế, Siddhatta thường có ý ăn mặc giản dị. Tiếp xúc với dân dã, Siddhatta học được rất nhiều cái mà trong trường không bao giờ Siddhatta được học. Đã đành dân chúng thờ phụng ba vị Thần của đạo Bà la môn là Brahma, Visnu, và Siva, nhưng dân chúng cũng bị các thầy Bà-la-môn lợi dụng và bóc lột quá mức. Trong tất cả các dịp quan, hôn, tang, tế, người dân đều phải chu cấp thực phẩm tiền bạc và sức lao động của mình cho ông thầy cúng, dù nghèo khó đến mấy cũng thế.

Một hôm, đi ngang qua một túp lều, Siddhatta nghe tiếng khóc kể thảm thiết. Chàng rủ Devadatta ghé vào thăm, và được biết rằng người chủ gia đình vừa mới qua đời. Đây là một gia đình nghèo khổ. Mấy mẹ con trông thật lam lũ, áo quần tả tơi. Nhà cửa xiêu vẹo, đổ nát. Hỏi ra thì người chủ gia đình chỉ vì muốn mời ông thầy Bà-la- môn trong làng tới cúng đất đai để có thể xây lại nhà bếp mà đã phải ờ lại mấy ngày làm lao động tại nhà cho ông thầy. Ông bị bắt làm việc rất nặng nhọc, nào khuân đá, nào bửa củi, trong khi cơ thể ông đã suy nhược vì cảm cúm. Sau mấy ngày lao động, ông thầy Bà-la-môn bảo ông đi về trước và hẹn vài hôm sau sẽ đến cúng. Về tới nửa đường, người chủ gia đình nghèo khó đã bị trúng gió và chết bên lề đường. Người trong xóm phát giác ra và về báo cho mấy mẹ con hay.

Từ khi biết suy đoán, Siddhatta đã có khuynh hướng âm thầm không chấp nhận ba giáo điều căn bản của đạo Bà-la-môn: Kinh Vệ Đà là thiên khải cho riêng người Bà la môn, Phạm Thiên là đấng tối cao ngự trị, và tế lễ có công hiệu vạn năng. Siddhatta thấy có cảm tình với những vị sa-môn và Bà-la-môn nào có tư tưởng cấp tiến dám thẳng thắn phủ nhận giá trị của ba thứ quyền ấy.

Tuy vậy, Siddhatta không bao giờ bỏ một buổi học hỏi và thảo luận nào về kinh Vệ Đà. Các môn học khác mà Siddhatta vẫn theo học là tự vựng học (Nighandu), ngữ nguyên học (Sokharappabhedana), sử truyện (Itihasa) và văn pháp học (Veyyakarana).

Siddhatta rất ưa tiếp xúc với các vị đạo sư và sa môn. Biết rằng phụ vương không ưa việc này, Siddhatta phải kiếm cớ đi du ngoạn để có dịp tìm gặp các nhà tu ấy. Họ là những người không thiết tha đến quyền lợi vật chất và địa vị trong xã hội như các ông thầy Bà-la-môn chuyên lo tế tự và gần gũi giới có quyền thế. Trái lại, họ muốn từ bỏ tất cả để đi tìm cầu sự giải thoát, cắt đứt những sợi dây ràng buộc họ vào nếp sống đầy não phiền của cuộc đời. Họ là những người đã từng học hỏi và thông hiểu qua Vệ Đà và Áo Nghĩa Thư. Siddhatta biết rằng tại nước láng giềng Kosala về phía Tây và nước láng giềng Maghada về phía Nam có rất nhiều những vị sa-môn như thế, và Siddhatta ao ước một ngày kia có thể đi đến những miền ấy để tìm thầy học đạo.

Vua Suddhodana không phải là hoàn toàn không hay biết gì về tâm tư của Siddhatta. Vua rất lo lắng về việc Siddhatta có thể đi tu theo kiểu các vị sa-môn. Có lần nói chuyện riêng với người em ruột là Dronodanaraja, cha của Devadatta và Aranda, vua than thở:

- Vương quốc Kosala hay dòm ngó lãnh thổ nước ta. Nếu sau này chúng ta không có người trẻ tài giỏi như Siddhatta và Devadatta thì lấy ai mà nắm lấy vận mệnh của nước? Ta rất sợ Siddhatta sau này sẽ đi tu, theo như lời tiên đoán của sa môn Asita Kaladevala. Devadatta lại hay đi theo với Siddhatta. Chú có biết là hai anh em chúng nó ưa đi gặp các thầy sa môn khổ hạnh hay không?

Hoàng thúc Dronodanaraja rất lấy làm ngạc nhiên khi nghe vua nói. Ngẫm nghĩ một hồi, ông ta thầm thì bên tai vua:

- Theo tôi, huynh vương nên lo cưới vợ cho Siddhatta. Có vợ con rồi thì tư tưởng đi tu sẽ không còn.

Vua Suddhodana im lặng gật đầu. Tối hôm ấy vua tâm sự với bà Gotami. Hoàng hậu hiểu ý vua, hứa sẽ lưu tâm tìm cách sắp đặt để Siddhatta chóng lập gia đình.

Những buổi hòa nhạc, những hội thể thao và những cuộc du ngoạn từ đo được tổ chức thường xuyên cho các giới trẻ được gặp nhau. Siddhatta tham dự hết lòng vào những cuộc vui này, trong đó chàng gặp gỡ được nhiều bạn mới, nam cũng như nữ.

Năm sau, hoàng hậu Gotami sinh cho Siddhatta một cô em gái. Công chúa được đặt tên là Sundari Nanda.

Vua Suddhodana có một người em gái tên là Pamita. Chồng của bà là Thiện giác vương Dandapani, thuộc bộ tộc Koliya. Họ có nhà cửa bên thủ phủ Ramagama của vương quốc Koliya nhưng họ cũng có trú sở ơ Kapilavatthu. Sakya và Koliya là hai vương quốc nhỏ nằm sát bên nhau, ngăn cách bởi con sông Rohini. Hai bên bộ tộc Sakya và Koliya đã nhiều đời giao hảo với nhau rất thân mật. Kapilavatthu chỉ cách Ramagama có một ngày đường, Hai vợ chồng được bà Gotami ủy thác tổ chức một đại hội thể thao trên một bãi cỏ rộng mênh mông cạnh bờ hồ Kunau.

Vua Suddhodana đích thân chủ tọa đại hội này, bởi vì vua rất muốn khuyến khích những người trai trẻ ở vương quốc Sakya bồi đắp sức khỏe và trau dồi võ nghệ. Tất cả những người trẻ trong kinh đô đều được mời tham dự, nam cũng như nữ. Các thiếu nữ tuy không tham dự vào các cuộc tỷ thí những được khuyến khích có mặt để tán thưởng và cổ võ các chàng trai. Yasodhara, con gái của Dandapani và của vương phi Pamitta, đứng ra điều khiển việc tiếp tân, Yasodhara là một cô gái nhan sắc diễm lệ. Nàng tự nhiên và tươi mát như một đóa sen mùa hạ.
Đạo Phật Nguyên Thủy - Đường Xưa Mây Trắng - Giấc mơ voi trắng
Siddhatta được làm quen với Yasodhara trong đại hội thể thao này. Chàng đã chiếm giải nhất trong các môn thi bắn cung, đánh kiếm, cõi ngựa và cử tạ. Yasodhara được cử đem giải thưởng đến cho Siddhatta. Giải thưởng là một con voi trắng. Người giật giải quán quân cuộc thi sẽ cỡi voi đi một vòng trong thành Kapilavatthu trước sự hoan hô của mọi người. Yasodhara đem voi tới cho Siddhatta. Nàng đi chầm chậm bên voi. Voi đi từng bước có lễ nghi dưới sự điều khiển của một quản tượng. Tới trước Siddhatta, Yasodhara chắp tay cúi đầu chào thái tử và nói những lời khen ngợi:

- Xin điện hạ nhận thớt voi này, phần thưởng dành cho người chiếm giải quán quân của đại hội thể thao. Em xin thành tâm khen ngợi và chúc mừng điện hạ.

Giọng nàng thanh tao, dáng điệu nàng thật tự nhiên. Cách phục sức của nàng thật trang nhã. Nụ cười của nàng chúm chím tươi như một bông sen hàm tiếu. Siddhatta nghiêng mình đáp lễ. Chàng nhìn Yasodhara, đáp:

- Xin cám ơn công nương.

Lúc ấy Devadatta đang đứng ngay sau lưng Siddhatta. Devadatta không được vui, vì chàng chỉ được đứng hàng nhì trong cuộc thi tài. Thấy Yasodhara không nhìn tới mình, Devadatta bực tức. Chàng bước tới mấy bước nắm lấy vòi con bạch tượng, dùng tất cả sức mình, chàng đấm con bạch tượng một đấm như trời giáng và chỗ yếu. Con bạch tượng đau quá, ngã quỵ xuống.

Siddhatta quay lại nhìn Devadatta:

- Em làm như thế không tốt.

Nói xong, chàng đưa tay sờ voi xoa bóp chỗ đau và an ủi nó. Con voi từ từ đứng dậy được và nghiêng đầu tôn kính chàng. Quần chúng vỗ tay và hoan hô vang dậy. Siddhatta leo lên mình voi và đám rước bắt đầu diễn hành.

Bài viết được Đạo Phật Nguyên Thủy (Đạo Bụt Nguyên Thủy) trích từ 
cuốn sách Đường Xưa Mây Trắng của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh









Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.