Chuyển đến nội dung chính

Đường Xưa Mây Trắng - Chương 03: Mớ cỏ Kusa

Tối hôm đó trước khi đi ngủ, Svastika ngồi trước gốc tre ôn lại những gì đã xảy ra trong thời gian mấy tháng được gặp Bụt trong rừng để chiều mai kể lại cho thầy Ananda và chú Rahula nghe. Chú có cảm tưởng chú không có chuyện gì nhiều để kể. Hồi đó chú mười một tuổi. Mẹ chú vừa mất, chú phải chăm sóc ba đứa em. Em gái út của chú là bé Bhima chỉ được có mấy tháng, Bhima không có sữa uống. Hồi đó Svastika đã được ông Rambhul trong xóm giao cho công việc chăn trâu.
Đạo Phật Nguyên Thủy - Đường Xưa Mây Trắng - Chương 03: Mớ cỏ Kusa
Hồi đó đàn trâu chỉ có bốn con và một con trâu nghé. Mỗi ngày Svastika đã lén vắt sữa trâu cho em uống. Nó chăm sóc bầy trâu rất cẩn thận vì biết rằng nếu nó không được giữ trâu cho ông Rambhul thì các em nó sẽ đói. Từ ngày ba nó mất, căn nhà chưa lợp lại lần nào. Mái tranh đã nát, hễ trời mưa lớn là nhà dột, và thằng Rupka phải đi lấy mấy cái chậu sành đã mẻ ngoài hiên vào để hứng nước dột. Bé Bala mới có sáu tuổi mà đã phải học nấu cơm, ẳm em và đi nhặt củi ngoài rừng. Có khi nó phải ẳm em ra rừng, để vừa giữ em vừa nhặt củi. Còn nhỏ tuổi nhưng bé Bala đã biết nhồi bột làm bánh Chappati cho cả nhà. Mấy anh em ít khi có đủ tiền để mua bột cà - ri. Có khi lùa trâu về chuồng, đi ngang qua nhà bếp ông Rambhul nghe mùi cà ri bốc lên thơm lừng, Svastika chảy cả nước miếng.

Từ ngày ba chúng nó mất, ít có khi nào chúng nó được ăn bánh chappati cuốn hoặc chấm trong nước cà-ri nấu thịt đâu.

Áo quần của đứa nào cũng tơi tả. Svastika chỉ vận có một cái xà rông khi đi chăn trâu.

Hôm nào trời lạnh lắm, nó mới quấn thêm tấm vải màu nâu lên người. Tấm vải đã bạc màu và mốc thếch nhưng nó quý lắm, Svastika phải tìm những nơi có đủ cỏ cho trâu ăn. Nó biết hễ trâu tới nhà mà bụng còn lép là nó sẽ bị ông Ramhul đánh mắng. Một buổi chiều lùa trâu về, Svastika phải gánh theo một gánh cỏ tươi để cho trâu ăn. Đàn trâu ăn cỏ suốt đêm. Vào những hôm có nhiều muỗi, Svastika còn phải đốt lửa un khói để đuổi muỗi cho trâu trước khi ra về. Ông Rambhul trả lương cho nó bằng gạo, bột mì và muối, cứ ba hôm một lần. Có hôm đi chăn trâu về, Svastika đem được về cho Bala vài ba con cá mà nó câu được ở bờ rông Neranjara.

Một buổi chiều sau khi đã tắm xong cho trâu và đã cắt cỏ được đầy gánh, Svastika định vào rừng ngồi chơi một lát trước khi lùa trâu về chuồng. Để bầy trâu ăn ở cửa rừng. Svastika đi tìm một gốc cây để ngồi tựa lưng. Bỗng dưng nó thấy một người đang ngồi yên lặng dưới gốc một cây pippala thật lớn về phía trước, cách nó chừng hai chục sải tay.

Svastika ngạc nhiên đứng lại nhìn. Nó chưa bao giờ thấy có ai ngồi đẹp như vậy. Người ấy ngồi lưng rất thẳng, chân xếp tréo vào nhau, dáng vững chãi và hùng mạnh. Mắt người ấy như là đang nhắm lại, và hai tay người ấy đang vào nhau đặt thoải mái phía giữa. Người ấy ăn mặc rất giản dị: một tấm vải màu vàng nhạt một đầu quấn phía dưới và một đầu phủ lên vai. Toàn thân người ấy tỏa chiếu một cái gì vừa thanh thoát, vừa trầm hùng và vừa an bình. Chỉ cần nhìn người ấy, người ta cũng đã cảm thấy khỏe khoắn trong mình. Tự nhiên Svastika cảm thấy một thứ tình cảm nẩy sinh trong nó và làm rung động trái tim nó. Nó không hiểu tại sao nó có cảm tình ngay với một người khi mà nó cũng chưa biết người đó là ai. Nó đứng trân trân nhìn ngắm người ấy một hồi lâu, không dám cử động.

Một lát sau người ấy mở mắt. Nhưng người ấy vẫn không trông thấy Svastika. Người ấy dao động thân thể, rồi tháo chân ra để xoa bóp. Rồi người ấy từ từ đứng dậy và bắt đầu đi từng bước chầm chầm. Vì đi về phía bên kia cho nên người ấy vẫn chưa thấy được em bé chăn trâu. Svastika vẫn đứng lặng yên nhìn người ấy đi những bước chân vững chãi, trầm lặng và nhẹ nhàng trên lối mòn của khu rừng. Đi được bảy tám bước người ấy quay trở lại, và người ấy nhận ra sự có mặt của Svastika. Thấy em bé, người ấy mỉm cười. Nụ cười thật hiền hậu và bao dung. Chưa bao giờ Svastika thấy ai cười với mình như thế. Như bị một sức hút lôi kéo, Svastika chạy về phía người ấy. Nhưng khi còn cách người ấy chừng bốn bước, Svastika ngừng lại. Nó nhớ là nó không được quyền đụng chạm vào những người thuộc giai cấp trên.

Svastika thuộc về giới ngoại cấp, nghĩa là không thuộc giai cấp nào trong bốn giai cấp của xã hội cả. Nó đã từng nghe ba nó nói rằng giai cấp Bà la môn (brahmana) là giai cấp cao quý nhất trong xã hội. Những người trong giai cấp này phần lớn là những giáo sĩ thông hiểu kinh Vệ Đà biết đọc kinh, biết cúng tế, có thể tiếp xúc với thần linh.

Khi Phạm Thiên tạo ra loài người thì Bà la môn được sinh ra từ miệng Ngài. Những người thuộc giai cấp Sát đế lợi (Ksatriya) là những người có quyền bính chính trị và quân sự, họ đã được sinh ra từ hai tay của Phạm Thiên. Những người thuộc giai cấp Phệ xà (Vaisya) là những người trong giới buôn bán, trồng tỉa, chăn nuôi và tiểu công nghệ, họ đã được sinh ra từ bắp đùi của Phạm Thiên. Còn những người thuộc giai cấp Thủ đà (sudra) là những người đã sinh ra từ hai bàn chân của Phạm Thiên. Họ thuộc về giai cấp nghèo nhất, phải làm những nghề cực nhọc mà người trong ba giai cấp trên không làm. Giai cấp ấy là giai cấp thấp nhất rồi mà gia đình Svastika lại thuộc vào một tình trạng thấp kém hơn nữa. Gia đình Svastika ở vào hạng ngoại cấp, nghĩa là không thuộc vào giai cấp nào cả. Nhưng người như Svastika phải làm nhà ở một khu riêng biệt bên ngoài làng. Nghề nghiệp của họ chỉ là những nghề nghiệp thấp kém như đổ phân, đắp đường, nuôi heo, giữ trâu, cày ruộng. Ai sinh ra ở giai cấp nào thì phải chấp nhận hoàn cảnh của mình. Thần linh đã dạy như vậy và kinh điển cũng dạy như vậy.

Những người thuộc giới ngoại cấp như Svastika mà nếu lỡ lầm đụng phải một người thuộc giai cấp cao thì có thể bị trừng phạt nặng. Trong làng Uruvela đã có người bị đánh bầm tím thân thể vì đã lỡ tay đụng nhầm một người Bà la môn. Lỡ tay đụng phải một người Bà-la- môn hay một người Sát-đế-lợi, tức là làm ô nhiễm người ấy, và người ấy phải về ăn chay, nằm đất và sám hối nhiều tuần lễ mới được trong sạch trở lại.

Mỗi khi lùa trâu về chuồng, Svastika phải cẩn thận lắm. Nó không bao giờ dám tới gần một người nào trong cái xã hội cao quý, dù trên đường đi hay là trong sân nhà ông Rambhul. Nhiều lúc Svastika thấy con trâu còn có may mắn hơn mình.

Một người Bà la môn có thể đụng tới con trâu mà không bị ô uế, nhưng nếu người ấy đụng nhầm Svastika là ông ta phải về sám hối cả hai ba tuần lễ. Dù mình không đụng người ta mà người ta đụng nhầm mình thì mình cũng có thể bị đánh đập tàn nhẫn.

Hiện đứng trước Svastika là một người thật dễ thương nhưng theo kiểu cách của người đó thì chắc chắn ông ta không phải là người cùng đẳng cấp với Svastika rồi. Nụ cười ông ấy hiền hậu như thế và cái nhìn của người ấy bao dung như thế thì chắc hẳn người ấy sẽ chẳng nở đánh đập Svastika đâu, dù Svastika có lỡ đụng nhầm. Nhưng Svastika nghĩ rằng nếu lỡ đụng nhầm người ấy thì sẽ làm người ấy ô nhiễm, tội nghiệp. Cho nên nó vội ngừng lại khi khoảng cách giữa hai người chỉ còn ba bước. Thấy Svastika không bước tới, người ấy lại bước gần Svastika. Svastika tự khắc lui một bước, để tránh sự đụng chạm. Nhưng người ấy nhanh nhẹn lắm. Chỉ trong một chớp mắt ông ta đã tóm được Svastika. Tay trái người ấy ôm ngang vai Svastika còn tay phải người ấy xoa lên đầu nó. Svastika đứng yên, ngoài má nó, chưa có ai xoa đầu nó một cách âu yếm như thế bao giờ. Tuy nhiên nó vẫn còn sợ.

- Em đừng sợ. Người ấy nói, giọng nhỏ nhẹ và thân mật.

Svastika rất yên tâm khi nghe người ấy nói. Nó ngửng đầu lên thì lại gặp cái nhìn bao dung và nụ cười hiền hậu của người ấy. Ngập ngừng một lát nó nói:

- Chú dễ thương lắm.

Người ấy lấy tay nâng cằm nó lên và nhìn vào mắt nó:

- Em cũng dễ thương lắm. Nhà em ở gần đây phải không?

Svastika không trả lời. Nó nắm lấy bàn tay trái của người đó trong hai bàn tay của nó.

Nó hỏi cái câu hỏi đang nằm trong đầu nó:

- Con nắm tay chú như thế này thì chú bị ô nhiễm rồi phải không? Người ấy cười và lắc đầu:

- Không đâu, em. Em là con người, tôi cũng là con người. Em không làm ô nhiễm tôi đâu. Đừng có nghe lời người ta nói.

Người ấy cầm tay Svastika đi ra phía cửa rừng.

Đàn trâu của Svastika còn đó. Gánh cỏ tươi của Svastika cũng còn đó. Người ấy nhìn Svastika hỏi:

- Em chăn những con trâu này phải không? Và đây là gánh cỏ mà em đã cắt cho trâu ăn, phải không? Em tên là gì? Nhà ở gần đây không?

Svastika lễ phép thưa:

- Dạ đây là trâu của con chăn. Bốn con này và con nghé này nữa.

Đây là cỏ của con mới cắt. Con tên là Svastika. Nhà con bên kia sông, ở cuối làng Uruvela. Thưa chú, còn chú tên gì, và nhà chú ở đâu, chú nói cho con nghe được không?

Người ấy ôn tồn đáp:

- Được chứ. Chú tên là Siddhatta. Nhà chú ở xa lắm. Hiện giờ chú ở tạm trong rừng này.

- Chú là sa-môn, phải không?

Người ấy gật đầu. Svastika biết rằng sa-môn là những người tu, thường hay cư trú trong núi.

Hai người mới quen nhau, mới trao đổi với nhau có vài câu chuyện mà Svastika đã có cảm tưởng là mình đã rất thân với người bạn mới này.

Trong làng Uruvela, nó chưa thấy có ai đối xử với nó một cách thân ái như thế hay nói chuyện với nó một cách ôn tồn như thế. Nó cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng lên trong lòng. Nó muốn bày tỏ nỗi hân hoan của nó. Nó nghĩ giá nó có một cái gì để làm quà tặng cho người này thì hay biết bao. Trong túi nó không có một đồng tiền, cũng không có một cục đường phèn, biết lấy gì làm quà tặng. Nhưng Svastika có can đảm nói ra những gì mình đang nghĩ.

- Thưa chú, con muốn tặng chú một món quà, nhưng con không có gì trong người con hết.

Siddhatta nhìn Svastika rồi mỉm cười nói:

- Có chứ, em có một thứ mà nếu em làm quà cho tôi thì tôi thích lắm.

Svastika ngơ ngác:

- Con có gì đâu? Siddhatta chỉ gánh cỏ:

- Cỏ của em cắt cho trâu ăn mềm và thơm lắm. Nếu em cho tôi vài nắm để tôi trải dưới gốc cây làm nệm ngồi thì tôi sẽ sung sướng biết bao.

Mắt Svastika sáng lên. Nó chạy tới gánh cỏ, cúi xuống ôm lấy một ôm đầy trong hai vòng tay nhỏ. Rồi nó trở về dâng ôm cỏ cho Siddhatta:

- Cỏ Kusa này con mới cắt bên bờ sông. Con xin biếu chú. Lát nữa con sẽ ra bờ sông cắt thêm cho đầy gánh.

Siddhatta chắp tay cung kính nhận bó cỏ từ tay em bé. Ông nói:

- Em rất dễ thương, tôi cảm ơn em. Thôi bây giờ em ra bờ sông cắt cỏ thêm cho đầy gánh đi, rồi về kẻo muộn. Chiều mai nếu có dịp em ghé vào rừng thăm tôi nhé.

Bé Svastika cúi đầu chào. Nó đứng đợi cho Siddhatta ôm bó cỏ đi khuất vào rừng rồi mới tới gỡ lưỡi liềm gài trên chiếc đòn xóc đặt nghiêng trên gánh cỏ và bước ra phía bờ sông.

Nó thấy ấm áp trong lòng. Trời đầu mùa Hạ, cỏ Kusa còn non và lưỡi liềm của Svastika còn sắt nên cắt rất ngọt. Chẳng mấy chốc mà Svastika đã cắt được đầy một ôm lớn.

Svastika lùa trâu về. Sông Neranjara có một khúc rất cạn gần đó, Svastika cho trâu lội qua khúc ấy. Con nghé con còn lưu luyến đám cỏ non bên bờ sông, Svastika phải tới lùa nó chạy theo đàn trâu. Gánh cỏ trên vai không có gì là nặng, Svastika lội qua sông cùng một lượt với bầy trâu.

Bài viết được Đạo Phật Nguyên Thủy (Đạo Bụt Nguyên Thủy) trích từ 
cuốn sách Đường Xưa Mây Trắng của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh





Nhận xét

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN

Kinh Tăng Chi Bộ - 10 kiết sử

(III) (13) Các Kiết Sử 1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười? 2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm hạ phần kiết sử? 3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Ðây là năm hạ phần kiết sử.

Thiền Vipassana - Thiền Tứ Niệm Xứ (Thích Trí Siêu)

Thiền Tứ niệm xứ (Thích Trí Siêu -  1998) _______________________ Mục Lục [1] Vài lời cùng bạn đọc [2] Mở đầu  [3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh  [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông  [5] Thiền và Tịnh Ðộ  [6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo  [7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ  [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967.

Kinh Tương Ưng Bộ - Tham luyến

I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với t

TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ TẬP 3 - Chương 9 - Tương Ưng Kim Xí Ðiểu

PHẦN CHÁNH KINH KINH TƯƠNG ƯNG TẬP 3 [30] Chương IX: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu I. Chủng Loại (S.iii,246) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh, loại Kim xí điểu từ thai sanh, loại Kim xí điểu từ ẩm ướt sanh, loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. II. Mang Ði (Tăng 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,247) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Kim xí điểu về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Kim xí điểu từ trứng sanh... loại Kim xí điểu hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Kim xí điểu. 4) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ trứng sanh chỉ mang đi các loại Nàga từ trứng sanh, không mang đi các loại Nàga từ thai sanh, từ ẩm ướt sanh và hóa sanh. 5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, các loại Kim xí điểu từ thai sanh, mang đi các loại Nàga từ trứng sanh và các loại Nàga từ thai sanh, không mang đi các loại Nàga từ ẩm ướt sanh và các loại

Kinh Tương Ưng Bộ - Sức mạnh của Đàn Bà

30. VI. Họ Ðuổi Ði (S.iv,247) 1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh. 3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. 4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh,

Kinh Tương Ưng Bộ - Vô ngã tưởng

VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Kinh Tương Ưng Bộ - Ví dụ mũi tên

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207) 1-2) ...  3) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 4) Này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ. 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

Kinh Tăng Chi Bộ - Ác ý

(VIII) (18) Con Cá 1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 2. - Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: "Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống"? - Thưa không, bạch Thế Tôn.

Kinh Tương Ưng Bộ - Dục là căn bản của Khổ

XI. Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat- Thaha (S.iv,327) 1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Malla tại Uruvelakappa, một thị trấn của dân chúng Malla. 2) Rồi thôn trưởng Bhadraka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Bhadraka bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết cho con về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ! -- Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời quá khứ, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy đã xảy ra trong thời quá khứ"; ở đây, Ông sẽ phân vân, sẽ có nghi ngờ. Này Thôn trưởng, nếu y cứ vào thời vị lai, Ta thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ, nói rằng: "Như vậy sẽ xảy ra trong thời tương lai"; ở đây, Ông sẽ có phân vân, sẽ có nghi ngờ. Nhưng nay Ta ngồi chính ở đây, này Thôn trưởng, với Ông cũng ngồi ở đây, Ta sẽ thuyết cho Ông về sự tập khởi và sự chấm dứt của khổ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta

Kinh Trung Bộ - 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với một cỗ xe toàn trắng do ngựa cái kéo, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành Savatthi. Bà-la-môn Janussoni thấy Du sĩ Pilotika từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Du sĩ Pilotika: -- Tôn giả Vacchàyana đi từ đâu về sớm như vậy? -- Tôn giả, tôi từ Sa-môn Gotama đến đây. -- Tôn giả Vacchayana nghĩ thế nào? Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt không? Tôn giả có xem Sa-môn Gotama là bậc có trí không? -- Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt? Chỉ có người như Sa-môn Gotama mới có thể biết Sa-môn Gotama có trí tuệ sáng suốt.